So sánh công nghệ nhận diện bằng mã số mã vạch (barcodes) và sóng radio (RFID)

[full_width] Hiện nay có nhiều nhận định cho rằng công nghệ RFID cuối cùng sẽ chiếm ưu thế và tiến tới thay thế công nghệ mã vạch. Thực ra ...

[full_width] Hiện nay có nhiều nhận định cho rằng công nghệ RFID cuối cùng sẽ chiếm ưu thế và tiến tới thay thế công nghệ mã vạch. Thực ra đây là 2 công nghệ thu nạp dữ liệu khác nhau và sẽ là vội vàng khi kết luận công nghệ này tốt hơn công nghệ kia, vì mỗi loại sẽ phát huy vai trò vượt trội của mình ở trong từng lãnh vực, ngành nghề cụ thể.















Trong bài viết này, Shopply tiến hành so sánh, phân tích ưu nhược điểm của cả hai công nghệ nhận diện bằng mã số mã vạch (barcodes) và sóng radio (RFID) để giúp bạn nhận ra loại công nghệ nào sẽ phù hợp với doanh nghiệp của mình.























Công nghệ







Mã số mã vạch (mã vạch)







RFID (Radio-Frequency Identification)







Hình ảnh







cong nghe ma so ma vach







cong nghe nhan dang frid







Định nghĩa







Mã vạch là một cách thể hiện dữ liệu (thông tin) dưới dạng hình ảnh và khi cần hình ảnh này sẽ được máy quét mã vạch đọc và giải mã ngược lại để ra thông tin (mã số). Mỗi dải mã vạch đều tương ứng một dãy mã số đóng vai trò là mã nhận dạng cho một sản phẩm hay hàng hóa.







Ban đầu, công nghệ mã vạch chỉ có loại mã vạch một chiều tuyến tính (mã vạch hàng rào) được thể hiện bằng các khoảng trắng xen kẽ các thanh màu đen chạy 1 chiều thẳng đứng và song song với nhau. Về sau, do nhu cầu trở nên phức tạp hơn nên mã vạch đã tiến hóa thành ô vuông ma trận dữ liệu (mã vạch QR) để lưu trữ được nhiều thông tin hơn vì dữ liệu được mã hóa theo cả hai chiều dọc và ngang. 







Mã vạch ngày nay không chỉ được đọc bởi chiếc đầu đọc truyền thống, mà còn bởi các ứng dụng cài đặt trong máy tính bảng hoặc trên chiếc điện thoại thông minh của bạn.







Công nghệ nhận dạng (hàng hóa/sản phẩm) bằng tần số vô tuyến (công nghệ RFID) bao gồm 3 phần: một chiếc an-ten quét mục tiêu, một thiết bị thu phát sóng (transceiver) để phân tích và giải mã dữ liệu và một vật tiếp sóng(transponder) đã được cài đặt sẵn thông tin bên trong (còn gọi là chíp FRID, thẻ chíp, thẻ từ, thẻ RFID). Chiếc thẻ RFID(thực tế là một con chíp) có thể chứa tới 2000 bytes (2 Kb) dữ liệu.







Khi hoạt động, chiếc antenna quét phát ra tín hiệu sóng vô tuyến (radio frequency) để giao tiếp với con chíp FRID, khi thẻ FRID nằm trong vùng phủ sóng của chiếc ăng-ten, tín cùng tần số được kích hoạt và sản phẩm có gắn thẻ chíp sẽ được chuyển từ trạng thái lưu kho sang trạng thái xuất kho (và ngược lại).







Điểm mạnh







Mã số mã vạch là công nghệ phổ dụng trên phạm vi quốc tế và được coi là chuẩn mực trong lãnh vực bán lẻ toàn cầu. Bất kỳ cửa hàng nào nếu được trang bị một chiếc máy soi mã vạch có thể xử lý được mã vạch đến từ bất kỳ nơi nào trên thế giới.



Nhỏ và nhẹ hơn rất nhiều so với công nghệ RFID, qua đó dễ dàng thao tác và sử dụng hơn.



Rẻ hơn công nghệ thẻ RFID (thẻ chíp) vì mã vạch đã được in sẵn lên sản phẩm, hàng hóa (chất liệu giấy, nhựa...) do vậy chi phí ở đây chỉ là chút mực in và một miếng (có hoặc không) tem nhãn.



Công nghệ mã vạch cho độ chính xác tương đồng ở trên nhiều chất liệu quét đa dạng (kim loại, nhựa, giấy, màn hình laptop/điện thoại smartphone...).



Trong nhiều trường hợp, công nghệ mã vạch chứng tỏ độ chính xác ngang bằng, thậm chí đáng tin cậy hơn so với công nghệ thẻ RFID.



Ngày nay, bạn có thể quan sát thấy mã số mã vạchđược ứng dụng trên các loại hàng hóa mà không có vấn đề gì về tính bảo mật trong quá trình ứng dụng công nghệ này.



Có thể đọc được thẻ RFID từ khoảng cách xa hơn nhiều so với công nghệ mã số mã vạch.



Thẻ RFID không nhất thiết phải được bố trí vào vùng đọc của chiếc máy máy quét.



Công nghệ RFID có tốc độ đọc nhanh hơn công nghệ mã vạch. Trên thực thế, một chiếc transceiver có thể tiếp nhận khoảng 40 thẻ RFID trong cùng một lúc.



Thẻ RFID có một thế mạnh đặc biệt là nó có thể được đọc từ một khoảng cách rất xa lên tới trên 90m.



Thẻ chíp RFID tồn tại dưới 2 dạng là thẻ chỉ để đọc (readable) và thẻ ghi được (writable). Thẻ writable cho phép bạn xóa dữ liệu cũ và cài thông tin mới để tái sử dụng trong nhiều lần.



Con chíp RFID có khả năng chứa một lượng lớn dữ liệu như thông tin bảo trì-bảo hành, lịch sử vận chuyển, ngày hết hạn... Tất cả các thông tin này có thể được lập trình sẵn trong chiếc thẻ RFID.



Thẻ RFID có tính bảo mật thông tin rất cao vì dữ liệu trong thẻ đã được mã hóa, bảo vệ bằng mật khẩu, và có cả tính năng format dữ liệu để xóa thông tin khỏi thẻ vĩnh viễn.



Có tính tự động hóa cao vì hệ thống RFID sẽ cần rất ít sự tham gia của con người một khi đã được thiết lập hoàn chỉnh.



Công nghệ RFID có thể nhận diện một loạt các sản phẩm theo cụm, theo lô (xử lý đồng thời khoảng 40 mặt hàng cùng chủng loại).



Thẻ RFID có thể tái sử dụng được và rất bền chắc vì có lớp bảo vệ bên ngoài bằng nhựa.



Điểm yếu







Máy đọc mã vạch đòi hỏi phải có một con tem mã vạch nào đó để chiếu tia quét lên thì mới có thể nhận diện được.



Chiếc máy quét mã vạch cần phải được đưa gần tới vật quét thì mới có thể đọc được mã vạch. Hiện nay, chiếc đầu đọc laser quét tầm xa tốt nhất cũng chỉ có thể đọc được mã vạch từ khoảng cách trên dưới 4.5m)



Công nghệ mã vạch không có khả năng đọc/ghi (khả năng mở rộng). Nó chỉ cho phép bạn thấy được một vài thông tin về hàng hóa như tên sản phẩm, nhà sản xuất... mà không thể chứa các thông tin bổ sung khác như ngày hết hạn sử dụng, ngày nhập kho...



Hiệu suất quét bằng đầu đọc mã vạch thấp hơn hẳn vì nó chỉ có thể đọc từng chiếc mã vạch và cần phải nhiều lượt quét lặp lại mới có thể giải quyết được số lượng hàng hóa lớn.



Mã vạch tỏ ra kém an toàn hơn thẻ RFID vì nó có thể dễ dàng bi làm nhái hoặc giả mạo.



Mã vạch dễ bị hỏng hơn rất nhiều so với con chíp RFID vì mã vạch phải được in trực tiếp hoặc dán lên bề mặt hàng hóa, nên dễ bị mờ xước, biến dạng...



Sẽ không thể quét nhận diện sản phẩm được nếu mã vạch bị mờ, bị cào xước hoặc bị biến dạng.



Công nghệ sản xuất thẻ RFID bao gồm chế tạo và lắp ráp con chíp vi mạch nên giá thành sản phẩm cao hơn rất nhiều so với một con tem mã vạch thông thường.



Thiết bị đọc thẻ RFID gặp khó khăn khi thu thập thông tin sản phẩm trong môi trường có kim loại hoặc chất lỏng.



Hiện tượng xung đột tần số có thể xảy ra nếu hai dải tần số từ hai máy thu phát sóng đồng thời phủ lên chiếc thẻ từ. Điều này dẫn tới việc cả hai chiếc transceivers đều  không thể nhận tín hiệu phát ra từ thẻ chíp.



Tình trạng nhiễu loạn tần số thẻ RFID (hiện tượng tắc nghẽn) có thể diễn ra khi có một số lượng lớn thẻ trong cùng một khu vực đều đáp trả tín hiệu một cách đồng thời.



Có hai loại thẻ chíp RFID khác nhau là loại chỉ để đọc (read only) và loại chỉ để ghi (writable). Hai loại thẻ này không thể đọc cùng một máy mà bạn phải đầu tư cho mỗi công nghệ nhánh một thiết bị thu phát transceiver (reader hoặ

COMMENTS

Tên

Alpha Books,15,ăn vặt,3,banchay,4,bánh_mì_ốp_la,1,blog,6,Buffer,2,buffet,1,Cars,3,City,3,Du Học,1,Địa Điểm Gò Công,16,Đồ Họa,8,ebook,2,Entertainment,2,Fashion,7,Fintech 4.0,1,First News - Trí Việt,2,Foods,7,Gallery,6,Game,19,gò công,3,Graphic Design,7,hackinh,1,Học Tiếng Anh,4,IELTS,1,IFTTT,17,Khóa Học,796,kienthucbachkhoa,1,kinhdien,4,Lắp đặt trọn gói camera tận nhà giá rẻ tại Gò Công,1,lẩu_gà,1,lớp 3,1,Mặt Trái Của Công Nghệ Ebook,1,mi-tron,1,Motion Design,7,Movies,2,Music,10,Nature,6,nhà đất,4,NhutTruongCom,17,NOKIA,1,People,10,phanmem,18,Phần Mềm,23,Phim,1,Phone,18,Print Design,2,review sách,1,Sách,29959,Sách Mới,3,SẢN PHẨM,7,Server,1,Short,1,Sports,6,T Sale,1,Tài Liệu Lớp 10,1,tanvan,1,Technology,11,Test,1,Thái Hà Books,1,theme,1,tiếng anh,5,Tin Tức,87,tintuc,9,Title,2,toán,1,Toán Lớp 10,1,Travel,5,truyen,31,truyenngan,8,Trương Định,27,tsale,16,Update,2,Video,7,Vip,1,Web Design,8,wiki,2,
ltr
item
TruongDinhVn Chia sẽ ebook, các khóa học, phần mềm học tập miễn phí: So sánh công nghệ nhận diện bằng mã số mã vạch (barcodes) và sóng radio (RFID)
So sánh công nghệ nhận diện bằng mã số mã vạch (barcodes) và sóng radio (RFID)
TruongDinhVn Chia sẽ ebook, các khóa học, phần mềm học tập miễn phí
https://www.xn--trngnh-e3a36i3dr353a.vn/2019/02/so-sanh-cong-nghe-nhan-dien-bang-ma-so.html
https://www.xn--trngnh-e3a36i3dr353a.vn/
https://www.xn--trngnh-e3a36i3dr353a.vn/
https://www.xn--trngnh-e3a36i3dr353a.vn/2019/02/so-sanh-cong-nghe-nhan-dien-bang-ma-so.html
true
4617887190895090632
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Readmore Reply Cancel reply Delete By Home PAGES POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU LABEL ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Not found any post match with your request Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Table of Content