Đạo Đức Trong Kinh Doanh - Nền Tảng Để Phát Triển Doanh Nghiệp Bền Vững ebook PDF-EPUB-AWZ3-PRC-MOBI
Đạo Đức Trong Kinh Doanh - Nền Tảng Để Phát Triển Doanh Nghiệp Bền Vững ebook PDF-EPUB-AWZ3-PRC-MOBI |
2. DOWNLOAD
Định dạng EPUB Download
Định dạng PDF Download
Với mong muốn đạt được lợi nhuận trong thời gian càng sớm càng tốt, không ít doanh nghiệp coi vấn đề đạo đức như là yếu tố phụ
Đây là một trong nhiều ví dụ mà ông Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch Trung tâm trọng tài thương mại quốc tế (VIAC) dẫn chứng về vấn đề đạo đức trong kinh doanh.
Doanh nghiệp làm ăn “chộp giật” vẫn phổ biến
Nhìn nhận về vai trò của đạo đức trong kinh doanh, nhiều ý kiến cho rằng, hiện nay, các doanh nghiệp dường như vẫn chưa chú ý đến sự cần thiết và tất yếu của đạo đức trong kinh doanh. Với mong muốn đạt được lợi nhuận trong thời gian càng sớm càng tốt, không ít doanh nghiệp coi vấn đề đạo đức như là yếu tố phụ. Chính vì vậy khó tránh khỏi tình trạng làm ăn theo kiểu “chộp giật”, hay mang tính “ăn xổi”… điều này dẫn tới hiện tượng làm, bán hàng giả, hàng nhái khá phổ biến trên thị trường.
Không ít doanh nghiệp vì lợi nhuận mà bất chấp, vì đồng tiền mà đánh cược cả niềm tin đang dần cạn kiệt từ phía khách hàng. Nhiều doanh nghiệp từng có tên tuổi đình đám trên thị trường bỗng chốc bị đổ bể. Đặc biệt, trong kỷ nguyên công nghệ bùng nổ như hiện nay nếu kinh doanh mà bỏ qua vấn đề đạo đức, dù một thương hiệu được gây dựng trong cả chục năm sẽ bị tiêu tan chỉ sau một cú nhấp chuột.
Cũng theo ông Huỳnh, không chỉ với doanh nghiệp, người nông dân cũng dường như chưa quan tâm tới vấn đề đạo đức trong sản xuất. Ở một số nơi, vẫn còn câu chuyện “rau hai luống, lợn hai chuồng”. “Khi người nông dân quyết định trồng rau này cho con mình ăn, rau kia đi bán. Vậy cái gì chi phối suy nghĩ người nông dân? Hay việc tem mác sản phẩm Made in China bị gắn mác Made in Vietnam khiến lòng tin của chúng ta bị phản bội”, ông Huỳnh nhìn nhận.
Dưới góc độ doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Tổng Giám đốc Công ty CP Phát triển và chuyển giao Công nghệ Trần Minh chia sẻ, vấn đề khó khăn của doanh nghiệp là phải đối mặt với hành vi phi đạo đức trong kinh doanh. Cụ thể ở đây là vấn nạn hàng giả.
“Trần Minh đã mua công nghệ sản xuất mỹ phẩm của Hàn Quốc. Công nghệ mới, nhưng về Việt Nam chưa được 30 ngày đã có hàng nhái. Các mặt hàng này đều xuất phát từ Trung Quốc. Chỉ 30 ngày họ quảng cáo sản phẩm y chang dù rằng hiệu quả không như hàng thật của chúng tôi”, bà Nhung bức xúc.
COMMENTS