Ebook Cơn Cuồng Si PDF – Tbooks Ứng Dụng Lưu Trữ Ebook Online

Ebook Cơn Cuồng Si PDF – TruongDinhvn - TruongDinhVN   2. DOWNLOAD Định dạng EPUB                       Download Định dạng AWZ3   ...

Ebook Cơn Cuồng Si PDF – TruongDinhvn - TruongDinhVN

 




2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                      Download
Định dạng AWZ3                      Download

Định dạng MOBI                      Download
Định dạng PDF                        Download

Ebook Cơn Cuồng Si PDF – TruongDinhvn

Tóm tắt & Review (Đánh Giá) tiểu thuyết Cơn Cuồng Si của tác giả Annie Ernaux & Thu Phương (dịch).

Xuất bản tại Pháp năm 1991, CƠN CUỒNG SI đánh dấu sự đoạn tuyệt của tác giả so với năm tác phẩm trước đó bằng việc khai thác chủ đề đam mê tình dục, chủ đề mà bà chỉ có thể đề cập trực tiếp sau khi mẹ mình đã qua đời. Trong cuốn sách rất mỏng và khó xếp loại này, bà kể lại cuộc phiêu lưu tình ái ngắn ngủi của mình với một nhà ngoại giao nước ngoài đã có vợ, một cuộc tình vụng trộm, thoáng qua nhưng mãnh liệt, đầy đam mê và đã để lại cho bà nhiều khổ đau, nhung nhớ.

“Hồi tôi còn bé, sự xa xỉ đối với tôi đó là áo choàng lông thú, các thứ váy dài cùng những biệt thự ven biển. Về sau, tôi đã tưởng ấy là sống một cuộc đời trí thức. Giờ đây, tôi thấy có thể sống trọn cơn cuồng si dành cho một người đàn ông hoặc một phụ nữ cũng chính là xa xỉ.”

Tuy nhận về dư luận khá chia rẽ, nhưng CƠN CUỒNG SI đã bán được hơn 200.000 bản ở Pháp, nhiều lần được chuyển soạn thành kịch và gần đây nhất, năm 2020, được chuyển thể thành phim điện ảnh.  

***

Độc giả Việt Nam từng biết đến Annie Ernaux qua hai tác phẩm Hồi ức thiếu nữ, Một chỗ trong đời. Dịp này, độc giả tiếp tục khám phá ba tác phẩm mới được chuyển ngữ.

Một người phụ nữ kể lại hành trình Annie Ernaux tìm lại những gương mặt khác nhau của người mẹ, một người phụ nữ vốn rất khỏe, xông xáo, cởi mở, qua đời sau một thời gian mắc bệnh Alzheimer.
“Annie xử lý chất liệu trong đời thật, coi cuộc đời mình như kiểu mẫu để nghiên cứu về dân tộc, giai cấp và không chỉ đơn thuần là những sự kiện hư cấu tự sự mà bà nghĩ ra để thu hút khán giả”, nhà văn Hiền Trang.

Cơn cuồng si là cuốn sách kể lại chuyện tình đầy nhục dục và ám ảnh, khổ đau và thương nhớ của bà với một nhà ngoại giao nước ngoài đã có gia đình. Nữ văn sĩ luôn trung thực, thành thật với nỗi đau, không né tránh sự thật.

Trong cuốn Nỗi nhục, câu văn mở đầu khiến bất kỳ độc giả nào cũng phải bất ngờ bởi nội dung lẫn tính trần thuật: “Bố tôi đã định giết mẹ tôi vào đầu buổi chiều một Chủ nhật tháng Sáu”.
Câu văn như sự tường thuật rất phẳng, không ẩn dụ. Đó cũng chính là nguồn cơn của nỗi nhục mà thiếu nữ Annie Ernaux cảm thấy về cha mẹ mình, về nghề nghiệp và môi trường sống của họ.
“Annie xử lý chất liệu trong đời thật, coi cuộc đời mình như kiểu mẫu để nghiên cứu về dân tộc, giai cấp, không chỉ đơn thuần là những sự kiện hư cấu tự sự mà bà nghĩ ra để thu hút khán giả”, nhà văn Hiền Trang nói.

Đấu tranh giai cấp, nữ quyền

Nỗi mặc cảm về nguồn gốc là yếu tố cốt lõi của văn phong Annie. Annie luôn bị đày đọa bởi những nỗi mặc cảm, tự ti, ngượng ngùng khi xuất thân từ gia đình tầng lớp bình dân lao động chân tay – tầng lớp tiểu tư sản.
Trong diễn từ nhận giải, Annie Ernaux thừa nhận bà viết văn để “trả thù” cho những người dân của mình, tạo ra thứ văn chương dành cho những người trong gia đình, bảo vệ những con người của tầng lớp mình.

Nỗi mặc cảm về nguồn gốc là cốt lõi của văn phong của Annie Ernaux.

Giai cấp tiểu tư sản luôn phải chắt chiu để trang trải qua ngày. “Bố cậu làm gì đây? Bán tạp hóa à? Thế thì cậu được ăn kẹo miễn phí nhỉ? Thật tuyệt!”, nhà văn bị bạn bè chế giễu.
Ngôn ngữ như xoáy sâu vào nội tâm cô bé khiến cô vô cùng xấu hổ, tủi nhục. Annie dần nhận thức được rằng muốn thoát khỏi ngục tù của mình buộc phải “trả thù” trường học, chứng minh năng lực, tự giải phóng bản thân. Con đường duy nhất là học, nỗ lực không ngừng.

Văn chương của Annie bình thường hóa những tâm tư, trải nghiệm khó nói của phái nữ.
Ba cuốn sách đầu tiên Annie vẫn được coi là tiểu thuyết, tuy nhiên từ cuốn thứ tư trở đi bà theo đuổi thể loại tự truyện xã hội, thuật lại chính xác đời mình, đưa ra những lát cắt cuộc đời. “Annie viết theo thể thức tự truyện xã hội, coi tác phẩm là đại diện tầng lớp, viết cho giai cấp mình”, TS. Nguyễn Quyên nhận định.

Ngòi bút dũng cảm, sắc lạnh

Viết về nữ quyền, phong cách của Annie mang màu sắc, dấu ấn của văn học hiện thực. Văn chương của bà đã bình thường hóa những tâm tư, trải nghiệm khó nói của họ.
Trong thời gian mang thai ngoài ý muốn, bà vẫn nghĩ đàn ông là người tốt. Ở Pháp, trước năm 1975, người dân vẫn chịu ảnh hưởng từ chủ nghĩa phụ quyền. Yếu tố thống trị của nam giới đã du nhập vào trong cơ thể nữ giới, trở thành “bộ phận không thể thiếu” trong cơ thể họ. Annie muốn dùng ngòi bút để giúp người phụ nữ tự giải phóng mình khỏi những quy ước xã hội gò bó.
Ông Hervé Malagola – giáo viên văn học Pháp và La tinh, Trường Pháp Quốc tế Alexandre Yersin tại Hà Nội khẳng định nữ chủ nhân giải Nobel Văn học 2022 luôn là người muốn thăng tiến trong xã hội. Ông nhận định cách đây hơn 20 năm khi đọc Annie Ernaux, ông chưa hiểu thấu chủ đề đấu tranh cho nữ quyền trong tác phẩm của bà.
Thông qua sáng tác, Annie Ernaux dẫn dắt độc giả vào những thăng trầm cuộc sống đời thường chân thực. Với văn phong tối giản, câu văn ngắn gọn, từng trang sách của nữ văn sĩ vừa là “liều thuốc chữa lành”, vừa là “vũ khí đấu tranh” cho cuộc đời chính mình.

***

Annie Ernaux kể lại cuộc phiêu lưu tình ái ngắn ngủi của mình với một nhà ngoại giao nước ngoài đã có vợ. Một cuộc tình vụng trộm, thoáng qua nhưng mãnh liệt và đầy đam mê.
Ba cuốn sách mới nhất của nhà văn Pháp Annie Ernaux được giới thiệu đến công chúng, gồm: Một người phụ nữ, Cơn cuồng si và Nỗi nhục. Các tác phẩm hé lộ những hồi ức sâu thẳm, từ kỷ niệm thơ ấu đến những bí mật thầm kín nhất của tác giả, là những điều mà có lẽ không phải ai cũng đủ dũng cảm để phơi bày.

Một người phụ nữ kể về mẹ của Annie Ernaux. Cuốn sách mở đầu bằng thông báo về cái chết của bà và kết thúc bằng cảm giác của tác giả khi thực sự nhận ra mẹ không còn trên cõi đời.

Xuyên suốt cuốn sách, Annie Ernaux tìm lại những gương mặt khác nhau của mẹ – vốn là một phụ nữ khỏe mạnh, xông xáo, cởi mở, qua đời sau thời gian mắc bệnh Alzheimer (suy giảm trí nhớ).

Nữ nhà văn cũng cho thấy sự tiến triển, tính hai mặt của những tình cảm mà một người con gái dành cho mẹ: tình yêu, lòng thù ghét, sự âu yếm, cảm giác tội lỗi và cuối cùng là sự gắn bó máu thịt.

Tác phẩm là tuyên ngôn tình yêu đầy tinh tế và sắc sảo của Annie Ernaux dành tặng người mẹ quá cố, qua ngòi bút tưởng như lạnh lùng (một cách có chủ đích) của bà.
 

Cuốn sách “Một người phụ nữ” kể về mẹ của tác giả Annie Ernaux

Cơn cuồng si kể về mối tình bí mật bị chôn giấu của Annie Ernaux. Nữ nhà văn kể lại cuộc phiêu lưu tình ái ngắn ngủi của mình với một nhà ngoại giao nước ngoài đã có vợ. Một cuộc tình vụng trộm, thoáng qua nhưng mãnh liệt, đầy đam mê và đã để lại cho bà nhiều khổ đau, nhung nhớ.

Vào thời điểm ra mắt tại Pháp, cuốn sách đã nhận về nhiều ý kiến trái chiều. Bởi thời đó, một nữ trí thức theo chủ nghĩa nữ quyền lại mô tả một mối tình nơi đàn ông là bên thống trị, là điều không thể chấp nhận.

Tuy nhiên, Annie Ernaux viết về chủ đề ngoại tình nhưng không bào chữa, cũng không thuyết giảng. Bà không nói đúng hay sai mà chỉ kể về tình cảm đơn phương cùng những cung bậc cảm xúc của mình trong cuộc tình ấy.

Một cuộc tình với cái kết được báo trước là không có hậu và “vô nghĩa” như chính tác giả đã thừa nhận. Tất cả mang đến cho câu chuyện một cái nhìn đầy thực tế và vượt qua mọi chuẩn mực.

“Cơn cuồng si” là mối tình bí mật bị chôn giấu của Annie Ernaux

Nỗi nhục bắt đầu bằng một câu văn lạnh lùng gây bất ngờ: “Bố tôi đã định giết mẹ tôi vào đầu buổi chiều một Chủ nhật tháng Sáu”. Đây chính là nguồn cơn mà thiếu nữ Annie Ernaux cảm nhận về cha mẹ, về nghề nghiệp và môi trường sống của họ.

Mỗi người đều có một nỗi nhục, một cảm giác xấu hổ thầm kín tuyệt đối không thể nói ra. Người ta thường chạy trốn, che giấu và cố quên nó, nhưng Annie Ernaux, bằng một sự dũng cảm phi thường, đã phơi bày tất cả.

Cảnh tượng cha suýt giết mẹ là điều mà Annie Ernaux từng không dám viết, nhưng lại là cảnh không thể nào quên và liên tục xuất hiện trở lại trong đầu bà.

Câu chuyện cứ thế tiếp tục, chen vào bằng những hồi ức khác về tuổi thơ, về thành phố, về ngôi trường Công giáo bà từng theo học… Nỗi nhục, nỗi xấu hổ càng nhân lên gấp bội khi cô thiếu nữ bước vào tuổi dậy thì trong một xã hội đang xuống cấp và vấn đề phân chia giai cấp ngày một sâu hơn.

Mối tình bí mật gây chấn động của nữ nhà văn đoạt giải Nobel Văn học – 3
“Nỗi nhục” là nguồn cơn mà tác giả cảm nhận về cha mẹ, về nghề nghiệp và môi trường sống của họ (Ảnh: Nhã Nam).
Trong suốt hành trình sáng tác của mình, Annie Ernaux có một góc nhìn khác biệt về cuộc sống, giới tính và giai cấp. Thay vì cuốn người đọc vào những thăng trầm cuộc đời hay những chủ đề to tát, bà chỉ tập trung những sự kiện nhỏ nhặt, đời thường mà chân thực. Lịch sử của bà là lịch sử nhỏ, nhưng lịch sử nhỏ gắn kết với lịch sử lớn.

Câu văn ngắn gọn, rõ ràng, văn phong tối giản và không hoa mỹ, những tác phẩm của Annie Ernaux đôi lúc bị chê khô khan, nhưng sự lạnh lùng ấy mới chính là thứ tạo nên vẻ đẹp riêng. Những cuốn sách của bà chạm đến tâm hồn người đọc, truyền tải những cảm xúc thô sơ mà không cần bất cứ thứ gì tô điểm.

Tháng 10/2022, Annie Ernaux được Viện Hàn lâm Thụy Điển trao giải Nobel Văn học. Bà trở thành nữ nhà văn người Pháp đầu tiên giành giải thưởng văn học danh giá nhất thế giới. Hội đồng trao giải Nobel đã vinh danh Annie Ernaux “vì lòng dũng cảm và sự nhạy bén sắc lạnh bà sử dụng để khám phá ra gốc rễ, sự bất hòa và những hạn chế của ký ức cá nhân”.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã nhận xét: “Suốt 50 năm qua, Annie Ernaux viết cuốn tiểu thuyết về ký ức tập thể và riêng tư của đất nước chúng ta. Tiếng nói của bà là tiếng nói của tự do, của người phụ nữ và của những điều đã bị lãng quên trong thế kỷ qua”. 

Mời các bạn mượn đọc sách Cơn Cuồng Si của tác giả Annie Ernaux & Thu Phương (dịch).

COMMENTS

Tên

Alpha Books,15,ăn vặt,3,banchay,4,bánh_mì_ốp_la,1,blog,6,Buffer,2,buffet,1,Cars,3,City,3,Du Học,1,Địa Điểm Gò Công,16,Đồ Họa,8,ebook,2,Entertainment,2,Fashion,7,Fintech 4.0,1,First News - Trí Việt,2,Foods,7,Gallery,6,Game,19,gò công,3,Graphic Design,7,hackinh,1,Học Tiếng Anh,4,IELTS,1,IFTTT,113,Khóa Học,796,kienthucbachkhoa,1,kinhdien,4,Lắp đặt trọn gói camera tận nhà giá rẻ tại Gò Công,1,lẩu_gà,1,lớp 3,1,Mặt Trái Của Công Nghệ Ebook,1,mi-tron,1,Motion Design,7,Movies,2,Music,10,Nature,6,nhà đất,4,NhutTruongCom,113,NOKIA,1,People,10,phanmem,18,Phần Mềm,23,Phim,1,Phone,18,Print Design,2,review sách,1,Sách,30132,Sách Mới,3,SẢN PHẨM,7,Server,1,Short,1,Sports,6,T Sale,1,Tài Liệu Lớp 10,1,tanvan,1,Technology,11,Test,1,Thái Hà Books,1,theme,1,tiếng anh,5,Tin Tức,87,tintuc,9,Title,2,toán,1,Toán Lớp 10,1,Travel,5,truyen,31,truyenngan,8,Trương Định,27,tsale,16,Update,2,Video,7,Vip,1,Web Design,8,wiki,2,
ltr
item
TruongDinhVn Chia sẽ ebook, các khóa học, phần mềm học tập miễn phí: Ebook Cơn Cuồng Si PDF – Tbooks Ứng Dụng Lưu Trữ Ebook Online
Ebook Cơn Cuồng Si PDF – Tbooks Ứng Dụng Lưu Trữ Ebook Online
https://up.nhuttruong.com/file/nhuttruongcom/nhuttruongcom/2024/03/con-cuong-si-annie-ernaux-thu-phuong-dich-450x583.jpg
TruongDinhVn Chia sẽ ebook, các khóa học, phần mềm học tập miễn phí
https://www.xn--trngnh-e3a36i3dr353a.vn/2024/03/ebook-con-cuong-si-pdf-tbooks-ung-dung.html
https://www.xn--trngnh-e3a36i3dr353a.vn/
https://www.xn--trngnh-e3a36i3dr353a.vn/
https://www.xn--trngnh-e3a36i3dr353a.vn/2024/03/ebook-con-cuong-si-pdf-tbooks-ung-dung.html
true
4617887190895090632
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Readmore Reply Cancel reply Delete By Home PAGES POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU LABEL ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Not found any post match with your request Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Table of Content