10 Bài Học Cho Thế Giới Hậu Đại Dịch ebook PDF-EPUB-AWZ3-PRC-MOBI
10 Bài Học Cho Thế Giới Hậu Đại Dịch ebook PDF-EPUB-AWZ3-PRC-MOBI |
2. DOWNLOAD
Định dạng EPUB Download
Định dạng PDF Download
Thông Tin Chi Tiết
- Công ty phát hành NXB Trẻ
- Ngày xuất bản 2021-10-10 00:00:00
- Kích thước 15.5 x 23 cm
- Dịch Giả Huy Minh
- Loại bìa Bìa mềm
- Số trang 320
- Nhà xuất bản NXB Trẻ
Tác giả người Mỹ gốc Ấn Độ Fareed Zakaria là nhà báo truyền hình, dẫn chương trình “Fareed Zakaria GPS” về các vấn đề quốc tế hàng đầu của CNN, đồng thời phụ trách chuyên mục hằng tuần cho The Washington Post. Là nhà báo, ông viết cuốn sách này với tư liệu thu thập, dẫn chứng sự kiện và số liệu xác đáng, văn phong hấp dẫn. Là người Ấn Độ nhập cư vào Mỹ, với xuất phát điểm “Giấc mơ Mỹ” mà đến nay ít nhiều tác giả đã thực hiện được, giờ đây ông chứng kiến những sự vỡ mộng, không chỉ của cá nhân ông. Vì vậy, trong chừng mực đó, 10 bài học cho thế giới hậu đại dịch (Ten Lessons for a Post-Pandemic World) là cuốn sách trình bày khách quan hết mức về đại dịch Covid-19 mà toàn cầu đang trải qua, đánh giá đúng đắn ưu-khuyết của hệ thống thế giới đang vận hành.
Covid-19 đang làm tăng tốc lịch sử, nhưng tăng thế nào? Giả thuyết của tác giả rất đơn giản: Covid-19 đang hoạt động như một chất xúc tác thúc đẩy các xu hướng toàn cầu hiện có. Vì vậy, “đây không phải là cuốn sách nói về đại dịch, mà là về thế giới đang dần hình thành.”
Tác giả miêu tả chi tiết cho thấy “thế giới chúng ta đang sống là mở toang, tốc độ nhanh — và do đó, theo định nghĩa, hầu như là không ổn định. Thật khó mà làm cho bất cứ thứ gì năng động và mở toang thông thống như vậy ổn định được. … hiểu đơn giản là: nếu mọi thứ đều mở và chuyển động nhanh, hệ thống có thể mất kiểm soát một cách nguy hiểm.”
Ông vẽ nên bức tranh về một thế giới trong đó con người đã được hưởng lợi rất nhiều từ toàn cầu hóa nhưng cũng đang bị đe dọa bởi sự phát triển với tốc độ quá nhanh quá nguy hiểm. Ông ví loài người như chiếc xe hơi nhanh nhất từng được sản xuất nhưng không có các tính năng an toàn.
Là một người lạc quan có lý lẽ, tác giả lập luận rằng trong thời kỳ hỗn loạn như thế này, chúng ta phải nhớ khả năng xảy ra thay đổi tích cực là nhiều hơn. Ông ủng hộ một sự phát triển con người bền vững hơn được vạch ra qua mười bài học súc tích.
Cuốn sách cho chúng ta hiểu Covid đang thách thức kinh tế chính thống thế nào và thị trường không giải quyết được mọi vấn đề. Trong chương đen tối nhất cuốn sách, Zakaria nhắc nhở chúng ta tác động của đại dịch làm cho hố sâu bất bình đẳng sẽ càng trở nên tồi tệ hơn.
Covid cho thấy nhu cầu về chủ nghĩa đa phương tăng lên chứ không giảm đi, nhưng Tổng thống Trump đã đưa nước Mỹ ra khỏi nhiều hiệp ước, thể chế và hiệp định hơn bất kỳ tổng thống nào trong lịch sử. Câu chuyện “vỡ trận Covid” của nước Mỹ, do một tổng thống lấy phiếu cử tri bằng chủ nghĩa dân túy điều hành, có nền y tế thuộc hàng tân tiến nhất thế giới nhưng là một ngành kinh doanh vận hành đúng nghĩa “trả tiền mới chữa” phơi bày trong sách một bánh răng rất lớn của hệ thống thế giới vận hành lỗi ra sao.
Chủ nghĩa hiện thực lý tưởng của Zakaria thật mới mẻ. Tuy nhiên, tác giả đã nắm bắt được bức tranh toàn cảnh và truyền tải một câu chuyện rộng như vậy theo một định dạng rất dễ đọc đáng khen ngợi. 10 bài học, bao gồm các chủ đề từ rủi ro tự nhiên và sinh học đến “cuộc sống kỹ thuật số” lên ngôi đến trật tự thế giới lưỡng cực mới nổi, Zakaria giúp người đọc bắt đầu suy nghĩ xa hơn những tác động của COVID-19 trong trước mắt. 10 bài học cho thế giới hậu đại dịch nói đến quá khứ, hiện tại và tương lai, vừa khẩn trương vừa đúng lúc, chắc chắn sẽ trở thành chiêm nghiệm lâu dài về cuộc sống đầu thế kỷ 21.
Bạn đọc Việt Nam đọc cuốn sách này trong ánh sáng của khoa học và lý luận, để biết trân trọng và đánh giá đúng những thành tựu an sinh xã hội mà chúng ta đang có, hiểu biết sáng suốt hơn về chủ nghĩa tư bản (cũng như nền dân chủ) kiểu Mỹ không mang lại thiên đường như người ta vẫn tưởng, và như nước Mỹ vẫn rao giảng. Và hiểu toàn cảnh cục diện thế giới hậu đại dịch, trong đó một Trung Quốc nổi lên sẽ mang lại những gì.
COMMENTS